Lỗ châu mai
Lỗ châu mai

Lỗ châu mai

Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ, đủ có thể nhìn qua được. Lỗ châu mai thường được xây ở phía trên hay phần dưới của công trình quân sự như pháo đài, lô cốt,... Cũng có thể thấy được lỗ châu mai trên các tháp pháo xe tăng, xe bọc thép... mà qua đó một xạ thủ có thể đặt súng, cung tên lọt vào lỗ và bắn trả đối phương.Các bức tường bên trong, phía sau lỗ châu mai thường được cắt bỏ ở một góc xiên (>30 độ) để các xạ thủ có một tầm nhìn và góc bắn rộng. Lỗ châu mai có rất nhiều dạng. Một dạng phổ biến và dễ nhận biết là hình chữ thập. Góc độ thẳng đứng và lỗ nhỏ cho phép cung thủ tự do thay đổi độ cao và hướng của tầm bắn nhưng lại làm cho phía quân của đối phương tấn công khó khăn hơn vì chỉ có một mục tiêu ngắm bắn khá nhỏ. Để tiêu diệt được kiểu phòng ngự này cần phải sử dụng số quân áp đảo mới có thể thắng.Lỗ châu mai thường có mặt trong các bức tường bao của các kiến trúc phòng ngự thời trung cổ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi quân Đồng minh đổ bộ lên đảo trận Iwo Jima, quân Nhật đã áp dụng cách này để đánh trả đối phương. Quân Mỹ dù chiến thắng nhưng thiệt hại rất nhiều, một phần vì do chiến thuật của quân Nhật. Đặc biệt, cách cố thủ trong các lô cốt và dùng vũ khí đặt qua lỗ châu mai để tiêu diệt quân đối phương còn rất hiệu quả khi đối phó với chiến thuật biển người. Cách này được Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong chiến tranh biên giới Việt-Trung.Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, khi quân Pháp sử dụng lỗ châu mai để cản bước tiến của Quân đội Việt Nam, anh hùng Phan Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai của quân Pháp, cách nơi anh đang băng bó khoảng 200m. Tiếng súng đạn bỗng im bặt, Phan Đình Giót đã hi sinh, toàn thân anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát. Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của quân Pháp bị dập tắt, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam trong ngày 13 tháng 3. Đây là trận đánh mở màn thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.